UBND tỉnh báo cáo dự kiến phương án phân bổ Kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2019 với một số nội dung:
Nguyên tắc phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2019
Căn cứ nhu cầu và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công năm 2019, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án theo nguyên tắc:
(1). Kế hoạch đầu tư công năm 2019 phải nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, phù hợp với hệ thống quy hoạch của tỉnh; phù hợp với Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.
(2). Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2019 phải thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và các Nghị định khác hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2018. Việc phân bổ vốn phải tuân thủ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015, Nghị quyết số 139/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020.
Lãnh đạo Sở Tài chính báo cáo
(3). Việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSTW năm 2019 bảo đảm:
- Phương án phân bổ phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân trong năm 2019. Mức vốn kế hoạch năm 2019 của từng dự án không vượt qua số vốn kế hoạch đầu tư vốn NSTW giai đoạn 2016-2020 đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch còn lại của từng dự án sau khi trừ đi số vốn đã bố trí trong các năm 2016, 2017 và 2018.
- Việc phân bổ theo các nguyên tắc, tiêu chí nêu trên và thứ tự ưu tiên như sau:
+ Bố trí vốn để thanh toán tối thiểu 50% số nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn NSTW giai đoạn 2016-2020 còn lại chưa thanh toán.
+ Bố trí vốn để thu hồi tối thiểu 30% số vốn ứng trước nguồn NSTW dự kiến thu trong giai đoạn 2016-2020 còn lại chưa thu hồi và không thấp hơn mức trung ương dự kiến thu hồi.
+ Bố trí đủ vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
- Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2018.
- Dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2019.
- Bố trí cho các dự án khởi công mới (nếu có) đảm bảo đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 và 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ.
- Đối với vốn TPCP: Thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên. Ngoài ra tổng vốn TPCP dự kiến kế hoạch năm 2019 bao gồm cả dự kiến sử dụng 10% dự phòng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn TPCP giai đoạn 2016-2020 đã được giao, dự án mới có nhu cầu sử dụng vốn TPCP năm 2019 nhưng khả năng đến ngày 31/10/2018 chưa có quyết định đầu tư được duyệt.
Lãnh đạo sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo
Dự kiến danh mục dự án và phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2019
1. Phương án phân bổ
1.1. Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia: 566.632 triệu đồng.
+ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 173.650 triệu đồng.
+ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: 392.982 triệu đồng.
1.2. Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW (vốn trong nước): 422.070 triệu đồng(Trong đó thu hồi vốn ứng trước 93.850 triệu đồng).
- Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các vùng: 410.799 triệu đồng (Thu hồi vốn ứng trước 89.479 triệu đồng).
- Chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư: 11.271 triệu đồng (Thu hồi vốn ứng trước 4.371 triệu đồng).
1.3. Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ từ nguồn dự phòng 2012-2015 và vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016: 154.467 triệu đồng.
- Ngành giao thông: 100.000 triệu đồng (để thanh toán nợ đọng XDCB).
- Ngành giáo dục: 54.467 triệu đồng.
1.4. Vốn nước ODA (vốn nước ngoài): 75.500 triệu đồng. Trong đó Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh 37.500 triệu đồng.
.jpg)
Đại biểu các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn tham gia ý kiến
2. Dự kiến các kết quả đạt được của phương án phân bổ chi tiết
- Bố trí thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo Luật Đầu tư công, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công, không để nợ XDCB kéo dài.
- Đảm bảo thanh toán tối thiểu 30% số vốn ứng trước nguồn NSTW dự kiến thu trong giai đoạn 2016-2020 còn lại chưa thu hồi.
- Mức vốn kế hoạch năm 2018 đảm bảo không vượt quá tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2018-2020 còn lại của từng dự án.
3. Tồn tại, hạn chế trong phương án phẩn bổ chi tiết kế hoạch đầu tư nguồn NSTW năm 2019
Đối với nguồn vốn đầu tư theo các Chương trình mục tiêu, nhu cầu vốn còn lại sau năm 2018 lớn, song kế hoạch vốn dự kiến năm 2019 thấp không đảm bảo bố trí vốn cho một số dự án lớn, trọng điểm theo quy định tại Khoản 2, Điều 13, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP và tiến độ đã được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện dự án, không phát huy được tối đa hiệu quả đầu tư (Năm 2019 tỉnh Lai Châu có 01 dự án nhóm B trên 800 tỷ đã bố trí đến năm thứ 8 và 02 dự án nhóm B khác đến năm thứ 5 nhưng không đảm bảo bố trí đủ kế hoạch vốn đã được giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, số vốn còn thiếu là 299 tỷ đồng).
Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
Để thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch đầu tư các nguồn vốn ngân sách nhà nước trong năm 2019 cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu như sau:
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Ngọc An chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về đầu tư xây dựng.Tích cực làm việc với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương để giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công.
2. Chỉ đạo các chủ đầu tư tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác đo đạc, quy chủ, tính toán lập phương án đền bù, hỗ trợ đúng chế độ chính sách; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các gia đình bị thu hồi đất chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Thủ trưởng các đơn vị được giao chủ đầu tư dự án, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quản lý địa bàn phải tập trung chỉ đạo và phối hợp để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc chậm trễ bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị thi công.
3. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đầu tư và giải ngân kế hoạch đầu tư XDCB năm 2019:
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán các dự án đã hoàn thành, dự án dự kiến hoàn thành năm 2019, dự án chuyển tiếp, thu hồi vốn ứng trước để giải ngân hết kế hoạch vốn được giao. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nước, không dồn vào cuối năm. Đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phải khẩn trương hoàn thiện thủ tục để phê duyệt quyết toán. Theo dõi chặt chẽ tình hình giải ngân, kịp thời phát hiện xử lý khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án cụ thể.
4. Thực hiện nghiêm việc tạm ứng, thu hồi hoàn tạm ứng theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính: Các Chủ đầu tư khẩn trương tổ chức nghiệm thu khi có khối lượng hoàn thành để thanh toán hoàn tạm ứng các dự án.
5. Các sở quản lý xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện tốt công tác thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo thời gian, chất lượng thẩm định. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án, gói thầu theo đúng yêu cầu chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Khẩn trương tạo điều kiện cử cán bộ hành nghề trong lĩnh vực đấu thầu tham gia học tập, dự thi lấy chứng chỉ để đảm bảo đủ điều kiện hành nghề theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/05/2016.
6.Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát đầu tư trong XDCB; nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn:
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình, tiến độ triển khai các dự án đầu tư nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án; kiểm tra, xử lý nghiêm khi phát hiện các hành vi vi phạm trong việc tổ chức triển khai thực hiện các Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình.
- Các sở, ban, ngành, địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu cần thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, chấp hành chỉ đạo của UBND tỉnh.
IV. Một số kiến nghị với Trung ương
1. Về cơ chế chính sách
(1). Đề nghị tiếp tục sửa đổi Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, theo hướng giảm bớt các thủ tục đầu tư không cần thiết trong khâu chuẩn bị đầu tư làm chậm quá trình triển khai dự án. Tăng cường phân cấp, tạo điều kiện thuận lợi và tính chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong công tác quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công hàng năm.
(2). Đối với các Chương trình mục tiêu Quốc gia:
- Thông tư 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 Bộ Tài chính không quy định rõ mức chi và định mức chi đối với các mô hình sản xuất dẫn đến khó khăn trong việc phân khai vốn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đề nghị Bộ Tài chính sớm sửa đổi, bổ sung.
- Các dự án đầu tư thực hiện các Chương trình MTQG là các dự án nhỏ, có tổng mức đầu tư thấp, tỉnh đề nghị: Xem xét phân cấp, giao cho các địa phương thực hiện thủ tục thẩm định nguồn vốn, phần vốn và thủ tục thực hiện kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình MTQG năm trước sang năm sau trong khuôn khổ nguồn vốn được giao, sau đó báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện, tổng hợp chung.
- Xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 161/2016/NĐ-CP theo hướng: Đối với một số công trình sửa chữa, nâng cấp thuộc các Chương trình MTQG không nhất thiết phải có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình mà căn cứ thực tế của công trình để thiết kế, đầu tư được áp dụng theo cơ chế đặc thù.
(3). Đối với vốn ODA:
- Đề nghị Trung ương giao kế hoạch vốn nước ngoài trong kế hoạch đầu tư công hằng năm được phép giải ngân theo tiến độ thực hiện và tiến độ cấp vốn của nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại Điều 76 của Luật Đầu tư công để khuyến khích đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm phát huy hiệu quả đầu tư các dự án.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung hướng dẫn việc giải ngân kéo dài đối với dự án sử dụng vốn ODA giải ngân không theo cơ chế trong nước.
(4). Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm ban hành Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành luật Quy hoạch để tỉnh có cơ sở xác định tổng mức đầu tư, đăng ký vốn xây dựng quy hoạch tỉnh năm 2019.
2. Về nguồn lực đầu tư
(1). Đối với nguồn vốn đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu:
Đề nghị bố trí bổ sung nguồn vốn kế hoạch năm 2019 khoảng 300 tỷ đồng để thực hiện các dự án chuyển tiếp cấp bách của tỉnh Lai Châu đảm bảo theo tiến độ dự án được phê duyệt và quy định tại Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ.
(2). Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư, cân đối, bố trí vốn để triển khai dự án đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai với thành phố Lai Châu, tạo điều kiện kết nối tỉnh Lai Châu với các tỉnh lân cận trong khu vực, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
(3). Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho phép tỉnh sử dụng số vốn dư 150 tỷ đồng của dự án 03 cầu qua Sông Đà và hệ thống đường ngang phía tây Sông Đà để đầu tư đoạn tuyến 1 (Tuyến Nậm Manh - Nậm Pồ) huyện Mường Tè. (Thực hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 và 2014-2016, UBND tỉnh Lai Châu đã có Văn bản số 443/UBND-TH ngày 05/4/2018, đề nghị phân bổ lại số vốn TPCP đã bị cắt giảm tại Quyết định 280/QĐ-TTg; Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có Tờ trình số 2445/TTr-BKHĐT ngày 17/4/2018 báo cáo Thủ tướng Chính phủ).
(4). Đề nghị bố trí số vốn TPCP còn lại là 100 tỷ đồng cho Dự án Đường giao thông liên vùng - Đường tỉnh 107 (đoạn Pá Ngừa - Khau Riềng), huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Vì đây là một trong những dự án lớn của tỉnh, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành tuy nhiên chưa được giao đủ vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay còn nợ khối lượng xây dựng cơ bản
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 8879/BKHĐT-KTĐPLT ngày 31/10/2017 về việc bố trí vốn đầu tư các dự án Kè chống xói lở, bảo vệ bờ sông, suối biên giới trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng và Quảng Ninh, gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng xem xét).(5). Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để tỉnh Lai Châu hoàn thành đầu tư 03 dự án Kè chống xói lở bảo vệ bờ sông, suối biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc với số vốn còn thiếu 75,6 tỷ đồng.
(6). Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, sử dụng vốn TPCP dự phòng giai đoạn 2012-2015, chưa được giao đủ KH vốn:
Tại Quyết định số 1651/QĐ-BKHĐT ngày 10/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Giao bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015 Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, tỉnh Lai Châu được giao tổng số vốn 104,58 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh Lai Châu mới được giao chi tiết 50,11 tỷ đồng. Phần vốn còn lại, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã phê duyệt dự án, gửi văn bản đăng ký phân bổ chi tiết 54,46 tỷ đồng nhưng đến nay chưa được Trung ương giao. Đề nghị Trung ương sớm giao chi tiết cho tỉnh để triển khai thực hiện.
(7). Đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia:
Thực hiện Quyết định 275/QĐ-TTg, tỉnh Lai Châu có 2 huyện được phê duyệt thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 (huyện Than Uyên và Tân Uyên) không được thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư các công trình hạ tầng thuộc Tiểu dự án 1. Do thoát nghèo trong giai đoạn 2018-2020, điều kiện kinh tế - xã hội của 2 huyện còn rất nhiều khó khăn, để đảm bảo thoát nghèo bền vững, đề nghị Trung ương tiếp tục bố trí vốn trong năm 2019 và 2020 cho các dự án đã được tỉnh giao kế hoạch, đang triển khai thực hiện và vốn thu hồi ứng với tổng kinh phí là 90,0 tỷ đồng (trong đó thu hồi vốn ứng trước 8,64 tỷ đồng, bố trí cho các dự án chuyển tiếp tại 2 huyện 12,54 tỷ đồng và các công trình khởi công mới năm 2018 đã hoàn chỉnh thủ tục đầu tư 68,89 tỷ đồng).
3. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA:
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung Kế hoạch vốn ODA trung hạn 2016-2020; danh mục Kế hoạch vốn ODA trung hạn 2016-2020 các chương trình, dự án sau:
(1). Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -2020, với số vốn nước ngoài 11.689 triệu đồng. Để thực hiện hoàn thành dự án Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện UBND tỉnh đề nghị bổ sung kế hoạch vốn ODA trung hạn giai đoạn 2018-2020 là 9.095 triệu đồng, trong đó kế hoạch vốn năm 2019 là 1.306 triệu đồng.
(2). Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1534/QĐ-TTg ngày 03/8/2016 và ký Hiệp định tài trợ số 3493-VIE (COL) ngày 02/3/2017 giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Kế hoạch chi tiết ngân sách Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 (khoản vay chính sách) tại Quyết định số 3684/QĐ-BGDĐT ngày 20/9/2018 phần vốn nước ngoài là 15.000 triệu đồng. Để thực hiện đảm bảo mục tiêu của Chương trình trên địa bàn tỉnh Lai Châu đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung danh mục dự án và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018 - 2020 với tổng số vốn nước ngoài 58.000 triệu đồng, trong đó bổ sung kế hoạch vốn năm 2019 là 15.000 triệu đồng.
(3). Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Lai Châu: Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 5/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới; Báo cáo 644/BC-BYT ngày 29/6/2018 của Bộ Y tế về thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư “Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” sử dụng vốn ODA và viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
(4). Dự án phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu cho chủ trương đầu tư tại Thông báo số 204/TB-VPCP ngày 01/6/2018 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
4. Nguồn vốn khấu hao Tập đoàn EVN và nhân dân đóng góp
Đề án Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh Lai Châu được phê duyệt tại Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 31/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ với tổng mức đầu tư do tỉnh Lai Châu thực hiện là 878.000 triệu đồng, trong đó: Vốn khấu hao Tập đoàn EVN là 295.000 triệu đồng, vốn NSNN: 571.000 triệu đồng, vốn Nhân dân đóng góp: 12.000 triệu đồng; thời gian thực hiện Đề án từ năm 2018-2025.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Thanh Hải chủ trì nội dung phiên họp
Để đảm bảo tiến độ, mục tiêu Đề án được duyệt UBND tỉnh Lai Châu đề nghị các Bộ ngành Trung ương và Tập Đoàn Điện lực Việt Nam bố trí kế hoạch trung hạn giai đoạn 2018-2020 nguồn vốn khấu hao Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 295.000 triệu đồng và năm 2019 là 183.357 triệu đồng.