Tin tức sự kiện
Thứ hai 28/7/2025
Trình HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh đến năm 2025 tầm nhìn 2035
 
Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khoá XIV kỳ họp thứ 8 thông qua Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Lai Châu đến năm 2025 tầm nhìn 2035.
 
Quan điểm quy hoạch
 
- Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Lai Châu được lập trên cơ sở Luật Tài nguyên nước năm 2012; Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
 
- Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Lai Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan;
 
 
- Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Lai Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 hướng đến phát triển bền vững; khai thác, sử dụng  tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu nguồn nước theo quan điểm khai thác tối ưu các nguồn lực; tối đa hóa hiệu ích kinh tế sử dụng nước, hài hòa các công trình khai thác sử dụng hiện có;
 
- Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Lai Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 là định hướng, cơ sở cho quản lý, thẩm định, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án hỗ trợ, đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
 
- Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
 
- Hợp tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng ở các sông, các tiểu lưu vực sông trong tỉnh. Khuyến khích và tăng cường sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nước trên địa bàn tỉnh;
 
- Có xét đến các yếu tố do biến đổi khí hậu.
 
 
Mục tiêu quy hoạch
 
Mục tiêu tổng quát
Tăng cường hiệu quả khai thác sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước mặt nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu đến năm 2030; chủ động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
  
Các mục tiêu cụ thể
Quản lý nhu cầu nước cho dân sinh, tăng cường hiệu quả khai thác, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 
Chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích, đảm bảo ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh; cung cấp nước cho các công trình thủy điện và vùng đồng bằng sông Hồng; tiêu tốn ít nước, hạn chế xung đột giữa các đối tượng sử dụng nước.
 
Nội dung chủ yếu của quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt
 
- Đánh giá hiện trạng, xác định những đặc điểm, đặc trưng chủ yếu về số lượng, chất lượng tài nguyên nước mặt;
 
- Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt theo mục đích, đối tượng sử dụng nước;
 
- Xác định sơ bộ chức năng nhiệm vụ của nguồn nước mặt, nhu cầu sử dụng nước, tiêu nước, các vấn đề cần giải quyết trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt;
 
- Xác định đối tượng, phạm vi, nội dung quy hoạch nhằm đảm bảo chức năng của nguồn nước mặt, giải quyết các vấn đề đã xác định;
 
- Dự báo xu thế biến động về số lượng, chất lượng nguồn nước mặt;
 
- Dự báo, đánh giá nhu cầu khai thác, sử dụng nước mặt theo từng thời đoạn trong kỳ quy hoạch cho các mục đích: sinh hoạt, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, thủy điện, du lịch và bảo vệ môi trường đối với từng nguồn nước trong phạm vi vùng quy hoạch;
 
- Xây dựng phương án phân bổ tài nguyên nước mặt trong vùng;
 
- Đề xuất các biện pháp công trình nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh;
 
- Kiến nghị mạng giám sát tài nguyên nước mặt;
 
- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch.
 
Kết quả chính đạt được
 
- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng, chất lượng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu và trên từng tiểu lưu vực sông; đồng thời xác định được các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước. Đánh giá tình hình sử dụng nước của ngành kinh tế đặc biệt là ngành nông nghiệp, sinh hoạt, thủy sản, chăn nuôi, công nghiệp... có ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển nguồn nước, cũng như thực trạng các công trình và hệ thống các công trình khai thác và sử dụng nguồn nước;
 
 
- Kết quả tính toán bằng mô hình MIKE Nam cho thấy: tổng lượng nước mặt trung bình năm nhiều năm nội sinh (1961 – 2016) là 15,8 tỷ m3; lượng nước từ ngoài chảy vào là 26,5 tỷ m3. Lượng nước từ Trung Quốc trên sông Nậm Na khoảng 4,5 tỷ m3, sông Đà khoảng 17,6 tỷ m3. Tổng lượng tài nguyên nước các sông suối chảy vào tỉnh Lai Châu là 43 tỷ m3.
 
- Xác định tổng nhu cầu sử dụng nước toàn tỉnh năm 2016 là 286,62 triệu m³/năm, đến năm 2025 và 2035 nhu cầu nước tương ứng là 416,62 và 854,5 triệu m³/năm.Trong đó nhu cầu nước cho ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm trên 80%), tiếp đến là nhu cầu nước cho ngành công nghiệp, thủy sản và sinh hoạt.
  
- Quy hoạch cũng đã xem xét được xu thế biến động tài nguyên nước giai đoạn 1961 – 2016, từ đó cho phép nhận định trong kỳ quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh có khả năng có xu thế tăng đối với vùng phía Nam tỉnh Lai Châu và có xu thế biến động giảm đối với vùng phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh.
 
- Quy hoạch đưa ra 3 kịch bản và 3 phương án phân bổ tài nguyên nước, Qua tính toán định lượng cân bằng nước 3 phương án đã đưa ra được các bức tranh tổng thể về việc phân bổ chia sẻ nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Đề xuất, lựa chọn phương án quy hoạch để đảm bảo nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp và hạn chế mức thiếu nước thấp nhất cho các ngành nghề khác, đồng thời đảm bảo nhu cầu nước cho môi trường trên sông.
 
- Quy hoạch đề xuất 13 vị trí điểm kiểm soát để đảm bảo thực thi quy hoạch phân bổ, giám sát việc khai thác sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; đề xuất 06 nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch và 11 dự án cần thực hiện trong kỳ quy hoạch.
 
 
Giải pháp thực hiện quy hoạch
 
Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Tiếp tục rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh trong đó tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nư­ớc bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, ­ưu tiên sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt và các lĩnh vực sản xuất quan trọng của vùng, khai thác, sử dụng tài nguyên nước gắn với bảo vệ môi trường.
 
- Ban hành các quy định cụ thể về khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước trên phạm vi toàn tỉnh; các quy định về chia sẻ nguồn nước giữa các địa phương lân cận, giữa các hộ dùng nước và các ngành trong tỉnh.
 
- Đẩy mạnh cấp phép tài nguyên nước. Xây dựng văn bản quy định về giá nước, quy định việc thưởng phạt khi có hành vi phá hoại công trình, gây ô nhiễm nguồn nước.
 
- Tăng cường năng lực, bố trí thiết bị, công nghệ phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước; tăng cường giám sát các bên liên quan, nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước, về khả năng tự bảo vệ đặc biệt là các hộ dân sống hai bên bờ sông. Xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin giữa các bên liên quan.
 
 Giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành
 
Hoàn thiện thể chế, tổ chức
 
- Dựa trên Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn để xây dựng bộ máy quản lý tài nguyên nước đồng bộ hợp lý đủ năng lực để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.
 
- Rà soát lại lực lượng, chức năng, nhiệm vụ, của các cơ quan có liên quan tới công tác quản lý tài nguyên nước hiện có ở địa phương và rút ra các điểm hợp lý, bất hợp lý của hệ thống quản lý tài nguyên nước hiện có để xây dựng mô hình quản lý mới với mục đích đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên nước.
 
- Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước. Bên cạnh việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, cần tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước.
 
- Đề cao vai trò của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước. Đưa công tác bảo vệ tài nguyên nước vào nội dung hoạt động của các tổ dân phố, thôn, bản, cộng đồng dân cư.
 
Kiện toàn bộ máy quản lý
 
- Ở cấp tỉnh: Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong hệ thống quản lý tài nguyên nước ở tỉnh: Mối quan hệ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Sở Xây dựng, ... trong việc quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý tài nguyên nước tại địa phương phục vụ quản lý tài nguyên nước.
 
- Ở cấp huyện: Cần tăng cường lực lượng cán bộ của phòng Tài nguyên Môi trường. Có chương trình đào tạo cán bộ các phòng về quản lý tài nguyên nước.
 
+ Tăng cường nhân lực: Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tài nguyên nước đủ mạnh cả về kiến thức quản lý và chuyên môn chuyên ngành. Cơ cấu nhân sự giữa quản lý và chuyên môn kỹ thuật hợp lý để phối hợp, hỗ trợ chung trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
 
+ Tăng cường năng lực kỹ thuật: Xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ công tác quản lý ở cấp tỉnh. Trong đó, tối thiểu phải đảm bảo có được một số máy tính với cấu hình hợp lý và được trang bị một số phần mềm chuyên dụng liên quan tới dự báo, đánh giá tài nguyên nước; các trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát công trình khai thác, chất lượng nước tại hiện trường.
 
Phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ
 
Tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.
  
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; các giải pháp phòng, chống tác hại do nước gây ra; công nghệ xử lý nước thải; các giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất; các giải pháp sử dụng kết hợp nước mặt; xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông.
 
Thanh tra, kiểm tra về khai thác, sử dụng tài nguyên nước
 
Xác định thanh tra, kiểm tra về khai thác, sử dụng tài nguyên nước là một trong những giải pháp quan trọng để quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên thực tế.
 
Hàng năm cơ quan quản lý tài nguyên nước ở cấp tỉnh xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. - Tăng cường thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
 
Xây dựng mạng lưới cộng tác viên tới cấp xã, kết hợp với chính quyền địa phương cơ sở mới có khả năng kiểm soát các hoạt động hành nghề khoan.
 
Đổi mới cơ chế tài chính trong quản lý về tài nguyên nước
 
Khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.
 
Khuyến khích và bảo hộ quyền lợi hợp pháp đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước. Có cơ chế huy động doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.
 
Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ các dịch vụ bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra có trách nhiệm thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ.
Giải pháp tài chính
 
Tăng c­ường đầu t­ư cho công tác quản lý tài nguyên nước đầu tư một số chương trình dự án, đề án ư­u tiên
 
- Tăng cư­ờng đầu t­ư cho công tác quản lý tài nguyên nước tr­ước hết là đầu tư­ để tăng cường năng lực quản lý, tăng cường trang thiết bị, công cụ, kỹ thuật phục vụ quản lý và đầu t­ư cho công tác điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo diễn biến tài nguyên nước nư­ớc và xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.
 
- Xây dựng các chư­ơng trình, đề án, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm để đầu tư­ từ ngân sách Nhà nư­ớc cho công tác quản lý tài nguyên nước tăng c­ường trang thiết bị phục vụ quản lý, điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước; quan trắc, giám sát, dự báo tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước trên cơ sở xác định theo thứ tự ­ưu tiên, có trọng tâm trọng điểm, trước hết tập trung vào các dự án ư­u tiên sau: Kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng, xả thải vào nguồn nước; phòng tránh giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt, và khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trong điều kiện biến đổi khí hậu; Điều tra, khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác tài nguyên nước dưới đất.
 
Về công tác huy động nguồn vốn
 
- Vốn ngân sách nhà n­ước bao gồm cả Trung ­ương và Địa ph­ương. Vốn này được huy động kết hợp với vốn do các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho các công trình ở những khu vực đặc biệt khó khăn có tỷ lệ các hộ nghèo đói cao.
 
- Dân đóng góp vốn d­ưới nhiều hình thức khác nhau trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm.
 
- Vốn từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đ­ược kinh doanh nư­ớc sạch với giá hợp lý.
 
Giải pháp về phát triển tài nguyên nước
 
- Tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước từ các công trình khai thác, sử dụng nước đặc biệt là các công trình thủy lợi và cấp nước tập trung.
 
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên; cơ bản đánh giá và quy hoạch được các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn tình trạng khai thác nước mặt; quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ.
 
- Tăng cường bảo vệ chất lượng nguồn nước để đảm bảo nguồn cấp nước ổn định; tiến hành các thủ tục xin phép xây dựng các hồ chứa thủy lợi.
 
- Xây dựng đề án đánh giá hiệu quả sử dụng nước của các ngành trên địa bàn tỉnh Lai Châu; xây dựng chương trình giám sát và báo cáo về tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên các vùng thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu.
 
- Xây dựng đề án kiểm kê và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu phục vụ việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
 
Giải pháp về tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan
 
- Xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin, cơ chế trách nhiệm (kể cả công tác đền bù thiệt hại) giữa các cộng đồng cư dân ven sông với các hộ ngành khai thác, sử dụng tài nguyên nước và cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước; tăng cường các hoạt động giám sát của các bên liên quan thông qua mạng giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước (gồm các trạm giám sát số lượng và chất lượng nước):
 
 - Tiếp cận kinh nghiệm quốc tế về triển khai hệ thống giám sát dựa vào cộng đồng “theo dõi dòng chảy”, “chăm sóc dòng sông”.
 
- Xây dựng bộ công cụ mô hình hữu hiệu và đủ mạnh phục vụ công tác điều hành quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
 
- Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển nguồn nước tại các cộng đồng dân cư sống ven sông và tại các khu vực thị trấn trên địa bàn tỉnh.
 
 
Giải pháp về Bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường nước
 
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng tự động quan trắc, giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước trên các vùng, các sông suối chính; các hộ khai thác sử dụng nước và xả nước thải lớn; các KCN; các khu đô thị…nhằm phát hiện sớm các vi phạm trong bảo vệ tài nguyên nước; các nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt.
 
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát không để phát sinh thêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh; quản lý chặt chẽ, vận hành các bãi xử lý rác thải tập trung theo đúng quy trình.
 
- Phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường nước trong toàn lưu vực hệ thống sông thông qua các hoạt động của Hội đồng lưu vực hay ủy ban lưu vực sông.
 
- Để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước, giảm thiểu khó khăn về suy thoái tài nguyên nước cho các lưu vực sông, trong chiến lược tài nguyên nước cần coi trọng các biện pháp công trình như: Xây dựng các hồ chứa điều tiết nguồn nước, xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước và duy trì dòng chảy tối thiểu; tăng cường nạo vét với sông trong khu vực thành phố, thị trấn; đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý nước thải; đẩy mạnh trồng và nâng cao độ che phủ rừng, sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt.
 
 
Kinh phí thực hiện quy hoạch
 
Kinh phí thực hiện: 57 tỷ đồng.
 
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, huy động nguồn vốn xã hội hóa dưới nhiều hình thức khác nhau.
 
Hình thức đầu tư: Hợp tác công - tư, hoặc lồng ghép với các chương trình, dự án của Trung ương, tổ chức quốc tế, quy hoạch ngành, lĩnh vực, chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Danh mục nhiệm vụ: 11 nhiệm vụ (có Danh mục kèm theo).

 
Việt Tiến
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • UBND tỉnh bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2018   (19/11/2018)
  • Đề cử công trình XD chất lượng cao, tiêu biểu trên địa bàn tham dự Giải thưởng Giải thưởng quốc gia   (16/11/2018)
  • Lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 07/2014/TT-BTP   (16/11/2018)
  • Giao giải quyết đề nghị của UBND thành phố Lai Châu   (15/11/2018)
  • Báo cáo hộ dân được tiếp cận điện năng năm 2017 thuộc Chương trình điện nông thôn, miền núi...   (15/11/2018)
  • Tăng cường công tác phối hợp trong triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14   (15/11/2018)
  • Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu   (15/11/2018)
  • Dự kiến phân bổ Kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2019   (15/11/2018)
  • Xây dựng đường điện cho các hộ dân bị sạt lở sau khi di chuyển đến nơi ở mới   (14/11/2018)
  • Phiên họp UBND tỉnh tháng 11: nhiều nội dung quan trọng được thống nhất thông qua   (13/11/2018)
  • Kiểm tra, rà soát quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo   (13/11/2018)
  • Tập huấn nghiệp vụ thanh tra quản lý dự án đầu tư xây dựng   (12/11/2018)
  • Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11/2018 tiếp tục làm việc sôi nổi   (09/11/2018)
  • Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 167/NĐ-CP   (09/11/2018)
  • Tham gia ý kiến vào dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung TT số 49 và Thông tư số 191 của Bộ Tài Chính   (08/11/2018)