Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại cộng đồng và các cơ sở giáo dục, kịp thời phát hiện các trường hợp mắc, nghi mắc Sán dây và ấu trùng sán lợn để lấy mẫu xét nghiệm và có biện pháp phòng chống kịp thời. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông, các địa phương đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa nhiễm Sán dây và ấu trùng sán lợn. Chỉ đạo các cơ sở y tế đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc để khám và điều trị tích cực, kịp thời cho các trường hợp nhiễm bệnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thực phẩm, nhất là tại các cơ sở có bếp ăn tập thể, bán trú cho học sinh. - Tổ chức tuyên truyền, vận động học sinh và phụ huynh học sinh thực hiện ăn uống hợp vệ sinh và vệ sinh thân thể hàng ngày.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh Sán dây và ấu trùng sán lợn trên động vật; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh tại các cơ sở giết mổ.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp cho người dân những thông tin kịp thời, chính xác về tình hình bệnh Sán dây và ấu trùng sán lợn tránh để xảy ra tình trạng người dân thiếu hiểu biết gây hoang mang, lo lắng.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chức năng, nhất là các đơn vị Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan truyền thông tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân hiểu đúng về bệnh Sán dây và ấu trùng sán lợn và chủ động thực hành các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm, thực hiện “ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn”; thực hiện phương thức sản xuất an toàn.