Tình hình kinh tế - xã hội
Thứ tư 23/7/2025
Hoan nghênh các biện pháp quyết liệt
 
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 của Hà Nội tăng 1,98%; của thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,61%, cao hơn mức tăng của tháng 2 năm ngoái.
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, CPI tháng 2 chung của cả nước là 2,09%, và so với tháng 12-2010 đã lên tới 3,87%. Nói cách khác với mức tăng CPI năm 2011 không quá 7% theo quyết định của Quốc hội, thì  hai tháng đầu năm đã đạt hơn nửa, và “chỉ tiêu” của cả 10 tháng còn lại chỉ là 3,13%.
Các biện pháp quyết liệt của Chính phủ sẽ giúp nền kinh tế ổn định.     Ảnh: TL
Các biện pháp quyết liệt của Chính phủ sẽ giúp nền kinh tế ổn định. Ảnh: TL
Giá cả tiếp tục tăng sau đợt nâng tỉ giá đồng USD những ngày qua. Thực sự, sự điều chỉnh tỉ giá chỉ là sự “ghi nhận” thực tế. Lẽ ra ảnh hưởng của nó tới lạm phát không nhiều, nhưng tác động tâm lý đã rất lớn và trở thành một nguyên nhân chính của sự tăng giá hơn một tuần qua.

Đáng tiếc thời điểm công bố về tăng giá điện vào tháng 3 không được thuận cho lắm, rồi tin đồn về thiếu USD để nhập xăng khiến cho tâm lý đầu cơ tăng lên, cung ứng xăng dầu gặp trục trặc, tin tức về giá xăng và nhiều thứ giá khác càng khiến cho tác động tâm lý tăng lên nữa và đẩy kỳ vọng lạm phát lên mức nguy hiểm.

Trước tình hình nước sôi lửa bỏng của lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp quyết liệt. Chiều 22.2.2010 thường trực Chính phủ đã có buổi làm việc lắng nghe ý kiến các chuyên gia góp ý cho các biện pháp chống lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô. Chính phủ sẽ ra nghị quyết riêng về thực hiện “các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011, trong đó mục tiêu yêu cầu chính là tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát”.

Không còn là những lời hô hào chung chung mà là các biện pháp cụ thể về chính sách tiền tệ và tài khoá. Theo đó, chính sách tiền tệ được thiết chặt một cách thận trọng, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ là 20% so với 28,7% của năm 2010.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có ngay các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, thí dụ như điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn lên 11%/năm, mức cao nhất trong 2 năm gần đây.

Các năm trước việc chống lạm phát chủ yếu đổ dồn lên các chính sách tiền tệ, trong khi chính sách tài khoá không đồng bộ, chi tiêu công vẫn cao và kém hiệu quả. Rút bài học và tiếp thu ý kiến chuyên gia trong thời gian qua và trong buổi họp chiều 22.2.2011, Chính phủ dự kiến tiến hành chính sách tài khoá đồng bộ hơn với chính sách tiền tệ. Cũng không dừng lại ở lời nói chung chung về thắt chặt chính sách tài khoá, Thủ tướng đưa ra các con số cụ thể: yêu cầu giảm 10% chi tiêu công; giảm bội chi ngân sách dưới 5%; buộc các bộ, ngành rà soát để cắt giảm các dự án chưa khởi động, dừng các dự án kém hiệu quả. Kiên quyết chống đầu cơ vàng, ngoại tệ và cắt giảm nhập siêu.

Dường như việc công bố các biện pháp kiên quyết đã có tác động tâm lý tích cực. Giá vàng và USD tăng liên tục từ sau khi điều chỉnh tỷ giá nay đã bắt đầu giảm xuống. Giá USD đã giảm liên tục, ngày 22.2  đã giảm khoảng 200 đồng so với hôm trước và 400 đồng so với đỉnh điểm của ngày 19.2. Đấy là những dấu hiệu tốt để lấy lại niềm tin của người dân và thị trường.

Lần này không thấy nhắc đến vấn đề tăng trưởng mà dứt khoát ưu tiên để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và cố gắng trong hoàn cảnh ấy đạt được mức tăng trưởng cao nhất có thể. Đấy là một sự thay đổi trong tư duy kinh tế liên quan đến tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Các biện pháp kiên quyết của Chính phủ trước mắt đã có tác động tâm lý tốt. Chúng ta hy vọng các biện pháp đó sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả. Chính phủ cũng sẽ họp “giao ban trực tuyến” với các địa phương để quán triệt việc thực hiện các chính sách đó.

Việc phân cấp cho các địa phương khiến cho việc điều phối chính sách ở mức trung ương và địa phương phức tạp hơn. Các địa phương cũng phải siết chặt chi tiêu, rà soát và cắt giảm các khoản đầu tư và chi tiêu của mình.

Nếu chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước làm tốt theo tinh thần của các biện pháp mới đưa ra của chính phủ, thì các biện pháp quyết liệt mới được chính phủ đưa ra sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.
 
Theo laodong.vn
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • "Bấm huyệt” tỷ giá trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát   (27/02/2011)
  • Việt - Nhật ưu tiên hợp tác kinh tế bền vững   (27/02/2011)
  • Giá cả thị trường đang "té nước theo mưa"   (27/02/2011)
  • Dùng 400kWh, người dân chỉ phải trả thêm 52.000 đồng   (27/02/2011)
  • Bất động sảng tháng 1 đang có sóng ngầm   (25/02/2011)
  • Các Bộ, ngành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư và báo cáo trước 8/3   (25/02/2011)
  • Văn hóa hòa giải trong cạnh tranh kinh doanh   (25/02/2011)
  • Điện, xăng có thể làm tăng chỉ số giá thêm 2%   (25/02/2011)
  • Khai thác lòng hồ Thủy điện Sơn La: Trăn trở - Triển vọng   (25/02/2011)
  • Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn nhiều trở ngại   (25/02/2011)
  • Chống lợi dụng tăng giá bất hợp lý theo giá xăng dầu   (24/02/2011)
  • Kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm   (24/02/2011)
  • Hàng dỏm rao trên truyền hình   (24/02/2011)
  • Lạ lùng bản làng “đủng đỉnh” trước tử thần   (24/02/2011)
  • Chưa nên đề nghị công nhận lên đồng là di sản thế giới   (24/02/2011)