Tình hình kinh tế - xã hội
Thứ tư 23/7/2025
Phân công rõ trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm
 
Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP), trong đó xây dựng nguyên tắc một đối tượng sản phẩm thực phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm giữa các Bộ - Ảnh minh họa

Trường hợp các nhóm thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có chứa nhiều thành phần mà các thành phần này thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ khác nhau thì trách nhiệm quản lý thuộc về Bộ quản lý thành phần chính, hoặc thành phần quyết định đặc tính đặc trưng, tên gọi của sản phẩm.
Theo đề xuất phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về  ATTP của các Bộ, ngành, địa phương tại Dự thảo, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về ATTP.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) quản lý ATTP đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối; quản lý trong quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật (ngũ cốc, rau, củ, quả...), nguồn gốc động vật (thịt, sản phẩm từ thịt, trứng, sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu,...), nguồn gốc thủy sản, muối, thực phẩm biến đổi gen...
Bộ Công Thương quản lý đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột...
Bộ Y tế quản lý ATTP đối với các sản phẩm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; thực phẩm chức năng...
Cũng theo Dự thảo, khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm. Khi cần thiết, yêu cầu các Bộ ngành liên quan tiến hành phối hợp điều tra nguyên nhân kể cả việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, ATTP luôn là một trong những vấn đề phức tạp và khó quản lý. Vì vậy để công tác quản lý ATTP ở nước ta đi vào nền nếp và phù hợp với cách thức quản lý trong tình hình mới thì việc phân công rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP giữa các Bộ, ngành là thật sự cần thiết
 
Theo Chinhphu.vn
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Triển khai chương trình phối hợp thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ - CP của Chính phủ   (02/03/2011)
  • Giúp người dân có vốn phát triển kinh tế   (02/03/2011)
  • Phong Thổ: Phục hồi và phát triển đàn gia súc sau rét   (02/03/2011)
  • Giá gas tăng thêm 10.000 đồng mỗi bình   (02/03/2011)
  • Thử tìm lối ra cho ngành điện   (02/03/2011)
  • Biển Đông: Bàn cờ cho những tính toán chiến lược   (02/03/2011)
  • Tín dụng 'đen' ăn khách   (02/03/2011)
  • Sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước trong quý III/2011   (02/03/2011)
  • Ban hành các giải pháp thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ   (02/03/2011)
  • Thị trường ôtô: nhấn ga tăng… giá   (01/03/2011)
  • Đập Tam Hiệp - thảm họa môi trường   (01/03/2011)
  • Dựng lều kiếm chữ nơi bản nghèo biên giới   (28/02/2011)
  • Xuất khẩu nông sản tháng 2 được giá   (28/02/2011)
  • Doanh nghiệp 'bóp bụng' thời giá cả tăng cao   (28/02/2011)
  • Nhấp nhổm bởi giá xăng, điện tăng   (28/02/2011)