Tình hình kinh tế - xã hội
Thứ sáu 25/7/2025
UBTVQH thảo luận dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người và Luật Kiểm toán độc lập
 
 Ngày 17/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận, cho ý kiến về giải trình, tiếp thu đối với dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người và Luật Kiểm toán độc lập.

Chủ nhiệm Ủy ban về các
vấn đề xã hội Trương Thị Mai
- Ảnh Chinhphu.vn

Đây là hai dự án Luật đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua.

Quy định cụ thể các hành vi mua bán và liên quan đến mua bán người
Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người có nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh phát hiện, xử lý hành vi mua bán người, các hành vi có liên quan đến mua bán người. Do đó, điều chỉnh một cách toàn diện đối với tất cả các hành vi mua bán người, hành vi có liên quan đến mua bán người, phù hợp với thực tế Việt Nam, pháp luật và điềum ước quốc tế, đồng thời bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Theo các đại biểu, việc quy định cụ thể các hành vi mua bán người và hành vi có liên quan là cơ sở quan trọng để quy định các biện pháp phòng, chống hiệu quả, phù hợp, đồng thời tạo điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về các hành vi và đường lối xử lý.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển kiến nghị làm rõ khái niệm những hành vi liên quan đến mua bán người. Bên cạnh đó, các biện pháp nhằm hỗ trợ nạn nhân của mua bán người liệu có hiệu quả khả thi như hỗ trợ pháp lý, văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu thì ngân sách có bảo đảm được không?
Các đại biểu Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội; Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật; Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp bày tỏ băn khoăn và đề nghị làm rõ đến một số vấn đề mà Báo cáo giải trình, tiếp thu của UBTVQH đưa ra như phương án mà dự thảo trình Quốc hội về hành vi mua bán người và các hành vi có liên quan đến mua bán người, tính khả thi khi triển khai trong cuộc sống, mối quan hệ của luật này với các công ước quốc tế, việc thành lập nhiều cơ sở tiếp nhận nạn nhân sao cho hiệu quả…
“Không có lý do gì nạn nhân tuổi lao động, khỏe mạnh, thanh niên mà nói có nhu cầu thì được đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba đặt vấn đề.
Trước những băn khoăn của nhiều đại biểu đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau sẽ được trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến vào Kỳ họp tới.
Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập, hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán
Đối với dự thảo Luật Kiểm toán độc lập, hiện có một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý được UBTVQH xin ý kiến các đại biểu.

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh
- Ảnh Chinhphu.vn

Đó là, về việc cấp, đình chỉ, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán; về tổ chức nghề nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề.

Đồng tình với quan điểm của Ủy ban Kinh tế về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép thành lập và hành nghề của kiểm toán viên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển bày tỏ băn khoăn với quy định giao cho các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được quyền làm các dịch vụ khác như tư vấn kinh tế, tài chính, thuế, dịch vụ kế toán…
“Quy định vậy liệu có để xảy ra vấn đề các doanh nghiệp kiểm toán độc lập tham mưu cho các công ty lách luật và làm sai lệch về kế toán, tài chính hay không? Tôi không đồng tình với quan điểm trên”, ông Hiển bày tỏ.
Xung quanh các quy định về kiểm toán viên hành nghề, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển tán thành phương án kiểm toán viên hành nghề phải là hội viên của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán. Bởi đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện, do đó cần một tổ chức nghề nghiệp để bồi dưỡng, quản lý các kiểm toán viên.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền lại cho rằng, quy định kiểm toán viên hành nghề phải là hội viên của hội nghề nghiệp về kiểm toán sẽ gây khó dễ cho các kiểm toán viên hành nghề. Do đó, cần cân nhắc kỹ quy định này khi đưa vào trong luật.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai góp ý, nếu bắt buộc kiểm toán viên hành nghề phải là hội viên của hội nghề nghiệp thì khi hội viên thấy quyền lợi không được bảo đảm và xin ra khỏi hội thì liệu người đó không được hành nghề nữa?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, kiểm toán viên hành nghề khác rất nhiều so với kiểm toán viên thông thường và có chất lượng cao hơn. Cụ thể, chỉ kiểm toán viên hành nghề mới được đứng ra thành lập doanh nghiệp kiểm toán và ký tên vào báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp. Đây cũng là xu hướng của thế giới hiện nay.
Theo dự kiến chương trình, hai dự thảo Luật này sẽ được trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp tới trước khi biểu quyết thông qua.
 
Theo Chinhphu.vn
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Đã đến lúc "nói không" với tình trạng ép buộc học thêm   (17/02/2011)
  • Bà đẻ cháu   (17/02/2011)
  • 10% số gạo Trung Quốc nhiễm độc   (17/02/2011)
  • Đề xuất xử phạt với 36 sàn giao dịch bất động sản   (17/02/2011)
  • Xây dựng Chiến lược tổng thể về biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn của dân tộc   (17/02/2011)
  • Nhiều “biến tướng”… tại lễ hội Đền Trần   (17/02/2011)
  • Công bố chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011   (17/02/2011)
  • Giá điện có thể tăng 18%   (14/02/2011)
  • Lượng vàng “dân gối đầu” lên tới vài trăm tấn   (14/02/2011)
  • Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội   (13/02/2011)
  • Sẽ chưa tăng giá xăng dầu   (11/02/2011)
  • Hết Tết dân công sở vẫn mải ăn chơi   (10/02/2011)
  • Từ 9.000 USD của bộ trưởng   (10/02/2011)
  • Một số hình ảnh chưa đẹp trong lễ hội chùa Bái Đính năm 2011   (10/02/2011)
  • Xây Hồ Gươm ở tỉnh Bình Dương   (10/02/2011)