Ủy ban nhân dân tỉnh
Thứ năm 24/7/2025
Trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2019
 
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV năm 2019 trên địa bàn.
 
 
Thực hiện Văn bản số 4794/BKHĐT-PTDN ngày 13/7/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV năm 2019. UBND tỉnh Lai Châu ban hành “Kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV năm 2019” như sau:
  
Nội dung.
 
Tình hình thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2018
  
 Để tiếp tục thực hiện công tác trợ giúp, phát triển DNNVV, trong năm 2017, tỉnh Lai Châu đã phê duyệt kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV tại Kế hoạch số 1386/KH-UBND ngày 26/7/2017. Theo đó, UBND tỉnh đã giao  Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV trên địa bàn tỉnh. Kết quả thực hiện từ đầu năm 2018 đến nay cụ thể như sau:
 
- Tổ chức cho cán bộ tại Đơn vị đầu mối làm công tác hỗ trợ DNNVV (Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư) tham gia tập huấn, học tập kinh nghiệm về trợ giúp DNNVV; thực hiện khảo sát về nhu cầu trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của doanh nghiệp/cá nhân trên địa bàn tỉnh; tổ chức 02 khóa đào tạo về Quản trị doanh nghiệp với hơn 100 lượt học viên tham gia.
 
- Kinh phí thực hiện: Dự toán kinh phí được giao từ đầu năm 2018 là 225.000.000 đồng. Kinh phí đã giải ngân đến nay là 100.996.000 đồng (đạt 44,9% so với KH), trong đó: Kinh phí đã thực hiện để tổ chức 02 khóa đào tạo về Quản trị doanh nghiệp là 73.546.000 đồng; kinh phí đã thực hiện các hoạt động trợ giúp khác (gồm: Tập huấn, học tập kinh nghiệm về trợ giúp DNNVV, khảo sát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp/cá nhân,… ) là 27.450.000 đồng.
 
Kế hoạch trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2019
 
Nhu cầu trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của DNNVV
 
Hoạt động trợ giúp, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV là hoạt động cụ thể nhằm bổ trợ, nâng cao trình độ nghiệp vụ về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ lãnh đạo, người lao động của doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp có kỹ năng tốt trong tìm hiểu thị trường, tiếp cận thông tin, cải thiện và nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế thành công.
 
Tỉnh Lai Châu nói riêng và các địa phương ở vùng miền núi nói chung, có điều kiện về kinh tế, xã hội, giao thông đi lại khó khăn, nên việc tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức cho người lao động rất hạn chế. Vì vậy, mà hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV trên địa bàn tỉnh là vô cùng quan trọng và cần thiết, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của DNNVV.
 
Các hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2019 sẽ tập trung vào các nội dung trọng tâm như: Đào tạo chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, đào tạo doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, đào tạo quản trị doanh nghiệp, đào tạo trực tiếp cho DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến; hoạt động khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho các DNNVV, lập kế hoạch kinh doanh, kiến thức và kỹ năng cần thiết trong khởi sự doanh nghiệp, quản trị chiến lược, quản trị maketing, quản lý kỹ thuật và công nghệ, kế toán doanh nghiệp, hội nhập quốc tế,... các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thủy sản, thương mại, dịch vụ,...
 
Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2019
 
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV
 
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành,…góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DNNVV và các cá nhân có nhu cầu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển toàn diện, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho Nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu cho NSĐP.
 
- Tăng cường các hoạt động trợ giúp, đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV được tập huấn, phổ biến kiến thức về: Khởi sự doanh nghiệp, chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, đào tạo doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo các chuyên đề liên quan đến hoạt động quản trị doanh nghiệp, đào tạo trực tiếp cho DNNVV trong sản xuất, chế biến,... đảm bảo đúng chính sách của Nhà nước và tình hình thực tiễn tại các DNNVV ở địa phương.
 
Nội dung cụ thể hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV
 
* Hoạt động khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV: Bao gồm các hoạt động như: Thu thập thông tin, nhu cầu trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của DNNVV phục vụ xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV; khảo sát đánh giá, nắm bắt tình hình hoạt động, những khó khăn, vướng mắc của DNNVV trong sản xuất, đầu tư, kinh doanh để tổng hợp và đề xuất, kiến nghị kịp thời với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
 
* Khóa đào tạo về Khởi sự kinh doanh
 
- Tổ chức mở các khóa tập huấn về khởi sự kinh doanh như: Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp; kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp, quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp, phát triển kinh doanh, tổ chức công ty, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ,… cho người lao động trong các DNNVV và các cá nhân có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
 
- Mục đích của khóa tập huấn khởi sự kinh doanh là trang bị cho cá nhân, doanh nghiệp những kiến thức quan trọng, cơ bản nhất khi đăng ký thành lập doanh nhiệp, phát triển sản xuất kinh doanh,... theo quy định của pháp luật.
 
- Số khóa đào tạo: Dự kiến mở 01 lớp.
 
- Số lượng học viên: Trung bình 50 người/1 khóa đào tạo.
 
- Thời gian, địa điểm thực hiện:
 
+ Thời gian: Trong năm 2019.
 
+ Địa điểm: Tại tỉnh Lai Châu.
 
* Khóa đào tạo về Quản trị doanh nghiệp
 
Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động trợ giúp, đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV. Tập trung phổ biến cho học viên tham gia khóa đào tạo những kiến thức liên quan đến hoạt động quản trị doanh nghiệp như: Quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật và công nghệ, quản trị hậu cần kinh doanh, kỹ năng quản trị của chủ doanh nghiệp, lập dự án phương án kinh doanh, kế toán doanh nghiệp, những vấn đề cơ bản về hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm thương mại của các doanh nghiệp,… và các chuyên đề khác theo định hướng đào tạo quy định tại Thông tư Liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính.
 
Mục đích của khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp là góp phần nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, phát triển dự án đầu tư, kinh doanh,… từ đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu cho DNNVV cũng như NSĐP.
 
Số lớp tập huấn: Dự kiến mở 03 lớp.
 
Số lượng học viên: Trung bình 50 người/1 lớp.
 
Thời gian, địa điểm thực hiện:
 
- Thời gian: Trong năm 2019.
 
- Địa điểm: Tỉnh Lai Châu.
 
* Khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp
 
Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động trực tiếp tại doanh nghiệp sản xuất chế biến nông – lâm – thủy sản (như chè, mắc ca, quế, sơn tra,...) tại địa phương.
 
Mục đích của khóa đào tạo là trang bị cho người lao động các kiến thức, kỹ thuật cơ bản trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, kiến thức kỹ năng về an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo an toàn trong sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người lao động và người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa địa phương.
 
Về nội dung của khóa đào tạo: Tập trung chủ yếu vào kỹ năng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; kỹ thuật chăm sóc cây trồng và thu hoạch sản phẩm; kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch; kỹ năng đảm bảo an toàn trong vận hành sản xuất, chế biến…
 
Số khóa đào tạo: Dự kiến mở 02 khóa.
 
Số lượng học viên: Tối thiểu 10 người/khóa/01 doanh nghiệp.
  
Thời gian, địa điểm thực hiện:
 
- Thời gian: Trong năm 2018.
 
- Địa điểm: Tỉnh Lai Châu.
 
Tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện:
 
 Tổng kinh phí NSNN hỗ trợ là: 293.055.000 đồng, bao gồm:
 
- Hoạt động tổ chức các khóa trợ giúp đào tạo là: 249.705.000 đồng.
 
- Hoạt động khảo sát nhu cầu, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực DNNVV; tham gia hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực DNNVV là 43.350.000 đồng.
 
Nguồn kinh phí
 
* Từ Ngân sách Nhà nước (từ nguồn NSĐP) hỗ trợ là: 293.055.000 đồng. Trong đó:
  
+ Kinh phí tổ chức khóa đào tạo Khởi sự kinh doanh: 49.665.000 đồng.
 
+ Kinh phí tổ chức khóa đào tạo Quản trị doanh nghiệp: 116.710.000 đồng.
 
+ Kinh phí tổ chức khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp: 79.640.000 đồng.
 
+ Kinh phí quản lý chung là: 3.690.000 đồng.
 
+ Hoạt động khảo sát nhu cầu, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện, tham gia hội nghị, hội thảo trao đổi, học tập kinh nghiệm về hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV là 43.350.000 đồng.
 
* Từ học phí thu của học viên: 0 đồng (theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Học viên của DNNVV thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, DNNVV do nữ làm chủ được miễn học phí tham gia khóa đào tạo).

      II. TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO CHO DNNVV NĂM 2019
      * Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch NSNN giao năm trước: 44,9%
 
 
      * Ước tỷ lệ hoàn thành kế hoạch NSNN giao năm nay: 100%
 
 
      * Dự kiến kinh phí NSNN hỗ trợ năm kế hoạch (= ∑A* + ∑B*): 333.696.000 đồng.
      A -HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CÁC KHÓA ĐÀO TẠO
 
 
 
 
 
 Đơn vị tính: Nghìn đồng
 STT
 Khóa đào tạo
 Số học viên
 Tổng chi phí
 Phân chia nguồn
 Ghi Chú
 NSNN hỗ trợ (A*)
 Trong đó
 Huy động đóng góp, tài trợ
 Hỗ trợ tổ chức lớp học
 Hỗ trợ HV thuộc địa bàn ĐBKK
 a 
 b
 c
 d = đ +g
 đ = e + f
 e
 f
 g
 h
1
 Khởi sự kinh doanh
50
55,825.0
55,825.0
27,912.5
27,912.5
-
2
 Quản trị doanh nghiệp
100
142,450.0
142,450.0
71,225.0
71,225.0
-
3
 Khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp
30
87,780.0
87,780.0
43,890.0
43,890.0
4
 Chi phí quản lý chung
-
4,290.8
4,290.8
4,290.8
-
-
 TỔNG CỘNG (=1+2+3+4)
180
290,345.8
290,345.8
147,318.3
143,027.5
-
-
        B-CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP KHÁC
 
 
 
 
 
 
 Đơn vị tính: Nghìn đồng
 STT
 Diễn giải
Kinh phí thực hiện
Phân chia nguồn:
NSNN (B*)
Đóng góp tài trợ
1
Khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn
                                          33,100
         33,100
 
 a
Chi phí khảo sát thực tế trên địa bàn
                                         23,100
        23,100
 
 +
Chi phí đi lại (150.000 đ/vé x 2 người x 2 lượt x 7 huyện)
                                            4,200
           4,200
 
 +
Phụ cấp lưu trú (200.000đ/ngày/người x 3 ngày x 2 người x 7 huyện)
                                            8,400
           8,400
 
 +
Tiền ngủ (250.000đ/ngày/người x 3 ngày x 2 người x 7 huyện)
                                          10,500
         10,500
 
 b
Chi phí gửi công văn đi khảo sát (1000 DN x 10.000đ/CVCP)
                                          10,000
        10,000
 
2
 Tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo trên địa bàn
                                            3,500
           3,500
 
3
 Tổ chức tham gia hội nghị, hội thảo, học tập, trao đổi kinh nghiệm về triển khai hoạt động trợ giúp đào tạo DNVVV
                                            6,750
           6,750
 
 
 TỔNG CỘNG:
  43,350
    43,350
 

 
 
Tổ chức thực hiện
 
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện công tác trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV trên địa bàn tỉnh; là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện/thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV theo kế hoạch giao; thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV theo quy định hiện hành.
 
- Giao Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối Ngân sách địa phương, bố trí kinh phí để thực hiện công tác trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thanh quyết toán kinh phí phục vụ công tác trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV theo quy định.
 
- Các sở, ngành, UBND các huyện/thành phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Thông tin, phổ biến chính sách trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV hoạt động tại địa bàn mình quản lý; nắm bắt, tiếp thu nhu cầu cần trợ giúp, hỗ trợ cho doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, từ đó đề xuất giải pháp trợ giúp, hỗ trợ kịp thời, góp phần thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước tại địa phương.
 
Đề xuất, kiến nghị
 
Để chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Lai Châu được triển khai rộng rãi, đồng bộ, UBND tỉnh Lai Châu có một số kiến nghị như sau:
 
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét nghiên cứu và sớm ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Hỗ trợ DNNVV để các địa phương có căn cứ thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV.
  
 Đa số các DNNVV trên địa bàn tỉnh Lai Châu chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Tư vấn thiết kế dự án đầu tư xây dựng, thương mại, dịch vụ,... Vì vậy, để chính sách trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV thiết thực, đạt hiệu quả cao, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, cho phép địa phương được sử dụng kinh phí trong hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV để tổ chức một số khóa tập huấn về các nghiệp vụ như: Tư vấn thiết kế bản vẽ thi công, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; lập dự toán xây dựng công trình; tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng,... Để địa phương có cơ sở thực hiện hoạt động hỗ trợ theo nội dung này, đề nghị Quý bộ có ý kiến bằng văn bản để UBND tỉnh Lai Châu chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện.
 
Việt Tiến
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Tham gia ý kiến dự thảo Thông tư và Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định mức chi phí cho hoạt động   (30/07/2018)
  • Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh   (30/07/2018)
  • Yêu cầu CT TNHH MTV Tiến Mạnh thực hiện ND tại QĐ số 695/QĐ-UBND, 06/7/2015 của Chủ tịnh UBND tỉnh   (30/07/2018)
  • Phạm vi ranh giới khu đất xây dựng công trình Chi cục Thống kê huyện Nậm Nhùn   (27/07/2018)
  • Thông tin các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực xây dựng   (27/07/2018)
  • Trả hồ sơ phê PA: Bảo vệ đập, phòng chống lũ lụt, đảm bảo an toàn đập công trình thủy điên   (26/07/2018)
  • Rà soát nhu cầu vốn thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg, 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ   (26/07/2018)
  • Tham gia ý kiến khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động KS thăm dò đá vôi dolomit Bản Lang(Phong Thổ)   (26/07/2018)
  • Quản lý, vận hành công trình Nhà công vụ tỉnh Lai Châu   (26/07/2018)
  • Tham mưu báo tình hình thực hiện Quyết định số 2164/QĐ-TTg của   (26/07/2018)
  • Xem xét đề nghị của Công ty TNHH MTV Xăng dầu   (24/07/2018)
  • Cung cấp số liệu phục vụ tính toán, lập kế hoạch vận hành HTĐ miền Bắc năm 2019 - 2020   (24/07/2018)
  • Triển khai thực hiện tiểu dự án Cấp điện nông thôn bằng năng lượng tái tạo   (24/07/2018)
  • Kiểm tra thông tin phản ánh về chuyển tiền trái phép   (23/07/2018)
  • Xin ý kiến chuyển đổi mục đích sử dụng đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ để thực hiện các quy hoạch   (23/07/2018)