Ủy ban nhân dân tỉnh
Thứ bảy 17/5/2025
Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh
 

Tỉnh ta có nguồn lao động trẻ, hàng năm trung bình có trên 7.000 người đến độ tuổi lao động. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động.

 

Thời gian qua, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh được quan tâm, chú trọng; chất lượng ngày càng được nâng lên rõ rệt. Từ khi chia tách, thành lập tỉnh đến nay đã có 84.627 lao động được đào tạo. Qua đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng từ 6,5% năm 2004 lên 46,58% vào cuối năm 2018 (tăng 40,08% so với năm 2004). Năm 2018, toàn tỉnh đã đào tạo được 6.993/6.300 chỉ tiêu, đạt 111% kế hoạch tỉnh giao. Trong số 6.993 lao động được đào tạo năm 2018 có trên 90% số lao động sau tốt nghiệp có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Kết quả này đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật đạt 46,58% vào cuối năm 2018. Chỉ số thành phần (PCI) đào tạo lao động trong năm 2018 của tỉnh đạt 5,58 điểm (tăng 0,12 điểm so với năm 2017) và xếp thứ 54 so với cả nước (tăng 01 thứ tự xếp hạng so với năm 2017).

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại đối với nguồn nhân lực của tỉnh là: Chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp còn thấp, dịch vụ giới thiệu việc làm được doanh nghiệp sử dụng còn ít; phần trăm tổng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp dành để triển khai cho công tác đào tạo cho lao động còn thấp; tỷ lệ lao động có tay nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp chưa nhiều.

 

Việc liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, kinh phí hỗ trợ, thiết bị đào tạo, cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đồng bộ. Công tác phối hợp xây dựng chương trình, giáo trình giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Nhận thức của người lao động trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, không muốn đi làm xa nên việc duy trì công việc sau đào tạo của lao động tại các doanh nghiệp không ổn định (còn bỏ học, bỏ việc nhiều).

 

Công tác phân luồng, tư vấn, hướng nghiệp được quan tâm nhưng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, tỷ lệ học sinh vào học trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp hàng năm vẫn còn thấp, nhiều phụ huynh và học sinh chưa xác định được khả năng học lực, điều kiện kinh tế của gia đình vẫn muốn con đi học đại học, việc chọn sai ngành nghề học dẫn tới hệ quả không tìm được việc làm khá phổ biến. Đội ngũ giáo viên, giảng viên ở một số cơ sở còn thiếu, chưa đồng bộ; một số ngành nghề có nhu cầu đào tạo nhưng cơ sở không đáp ứng được, đặc biệt là các ngành dịch vụ và các ngành kỹ thuật công nghiệp phụ trợ chất lượng cao.

 

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác đào tạo cho lao động và liên kết với doanh nghiệp trong giải quyết việc làm sau đào tạo, trong thời gian tới Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có các giải pháp như: Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân về vai trò, vị trí của đào tạo đối với phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động biết và tích cực tham gia giáo dục nghề nghiệp và tìm được việc làm phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. 

 

Tiếp tục thực hiện lồng ghép các chính sách hỗ trợ đào tạo đang thực hiện trên địa bàn tỉnh (theo Đề án 1956/QĐ-TTG, Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động đang làm việc tại doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…). Đối với một số chương trình đào tạo hiện chưa phù hợp với tình hình thực tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường chỉ đạo đơn vị đào tạo đổi mới chương trình, nội dung phù hợp, linh hoạt, chủ yếu tập trung dạy thực hành và thực hiện tại nơi sản xuất như mở các lớp đào tạo về nông nghiệp thì sẽ chú trọng công tác thực hành luôn với cây trồng, vật nuôi tại địa phương. Ưu tiên đào tạo những ngành, nghề làm ra được sản phẩm ngay hoặc lợi thế phát triển sản phẩm có thị trường tiêu thụ và các nghề kỹ thuật công nghệ mới trên địa bàn như đào tạo công nhân có tay nghề về khai thác mủ cao su, về kỹ thuật điện để có thể làm việc tại các công ty cao su, nhà máy thuỷ điện trên địa tỉnh…

 

Hàng năm, đã cùng với các cơ quan liên quan như Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn tăng cường công tác tuyên truyền để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT để các em đăng ký tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đối với những học sinh có lực học trung bình đã phân tích, hướng cho các em đi học nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Nâng cao sự phối kết hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có khả năng thu hút lao động qua đào tạo từ khâu xây dựng nội dung chương trình đến quá trình tổ chức đào tạo và nhận người học vào làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp. 

 

Công tác xuất khẩu lao động được chú trọng, nhất là tại các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc. Các đơn vị, địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân đẩy mạnh việc đi xuất khẩu, đặc biệt là lao động chất lượng cao; tạo điều kiện để các đơn vị có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; liên kết với các cơ sở đào tạo để đào tạo lao động sát với thực tế công việc của phía đối tác nước ngoài yêu cầu; tập trung khai thác và đưa lao động đi làm việc ở các thị trường chất lượng cao như chương trình tiếp nhận các ngành kỹ sư của Nhật Bản, đưa lao động hộ lý, điều dưỡng có trình độ từ cao đẳng trở lên sang việc làm tại Nhật Bản, Đức; đưa lao động có tay nghề sang làm việc tại Hàn Quốc…

 

Với các giải pháp đã đưa ra mong rằng người lao động trên địa bàn tỉnh ngày càng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, tìm việc làm để tăng thu nhập, nâng cao đời sống góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

 
Kim Anh
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Chuyển đổi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng   (07/06/2019)
  • Tổ chức bình chọn sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lai Châu năm 2019   (07/06/2019)
  • Lai Châu đề nghị hỗ trợ 15 tỷ để thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2019   (04/06/2019)
  • Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2019   (29/05/2019)
  • Lai Châu công bố, công khai 82 Danh mục thủ tục hành chính   (29/05/2019)
  • Tăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh Dại   (28/05/2019)
  • Giới thiệu địa điểm để nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư   (27/05/2019)
  • UBND tỉnh đề nghị giải quyết và trả lời ý kiến kiến nghị cử tri   (23/05/2019)
  • UBND tỉnh yêu câu báo cáo tình hình triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công   (23/05/2019)
  • Thí điểm cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công ích tại địa phương   (23/05/2019)
  • UBND tỉnh cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ huyện Mường Tè   (23/05/2019)
  • UBND tỉnh yêu cầu triển khai thực hiện Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ   (23/05/2019)
  • Bàn giao công trình điện được đầu tư bằng vốn Nhà nước theo Quyết định 41/2017/QĐ-TTg   (21/05/2019)
  • Thay đổi thời gian tiếp công dân tháng 5 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh   (19/05/2019)
  • Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em tỉnh Lai Châu năm 2019   (17/05/2019)