Để thực hiện tốt việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh Lai Châu ngoài yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện một số nội dung:Thủ trưởng các sở, cơ quan, ban, ngành thuộc và trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra sự cố mất an toàn, an ninh mạng, lộ lọt bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị mình quản lý. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn an ninh mạng, các kỹ năng phòng chống, xử lý các mối nguy hại của virus, mã độc đối với hệ thống máy vi tính cho cán bộ công chức, viên chức tại đơn vị; các hình thức, thủ đoạn lợi dụng mạng Internet của các thế lực thù địch để hoạt động chống phá nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trong việc truy cập, khai thác thông tin trên Internet, sử dụng các trang mạng xã hội...
Đồng thời chú trọng các hoạt động phối hợp giữa các Sở, ban, ngành; các Đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng thông tin của tỉnh, phòng, chống vi phạm và tội phạm mạng; giám sát, chia sẻ thông tin, kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh thông tin mạng, máy tính; Có giải pháp phòng, chống virus, mã độc bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối tại đơn vị.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn rà soát, kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin đối với các thiết bị có kết nối Internet (như camera giám sát, router, modem DSL, ...) trước khi đưa vào sử dụng; thiết lập cấu hình an toàn thông tin phù hợp với quy định, tuyệt đối không sử dụng cấu hình mặc định của các thiết bị.
Các cơ quan, đơn vị khi xây dựng dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin lưu ý đưa cấu phần phù hợp cho giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, giải pháp phòng, chống mã độc. Ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp, dịch vụ của doanh nghiệp trong nước đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh mạng theo quy định của pháp luật đối với các hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên, các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền điện tử.
Chủ động giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, bảo vệ hệ thống thông tin thuộc quyền quản lý hoặc lựa chọn đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có đủ năng lực để thực hiện; thông báo thông tin đầu mối thực hiện giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của đơn vị về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá tổng thể về an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/2/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Sử dụng và quản lý khóa bí mật (USB token) của chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, chứng thư số, các giải pháp mã hóa của Ban Cơ yếu Chính phủ theo đúng quy định; thực hiện nghiêm túc sử dụng chữ ký số ký văn bản điện tử (trừ văn bản mật) trong trao đổi văn bản điện tử với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và các cơ quan bộ, ngành, Trung ương.
Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính của tỉnh, là đầu mối của tỉnh, có trách nhiệm liên kết, phối hợp với các đơn vị trong mạng lưới ứng cứu sự cố mạng, máy tính quốc gia thu thập thông tin, kịp thời cảnh báo sự cố mạng, sự cố máy tính; ngăn chặn, xử lý và khắc phục kịp thời các sự cố mạng, sự cố máy tính. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh.
Quan tâm phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thông tin mạng.
Trong thực hiện công tác này, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện nhiệm vụ rà soát, ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về đảm bảo an toàn an ninh mạng, giao dịch điện tử, chữ ký số... đảm bảo đồng bộ với các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị của tỉnh triển khai giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng tổng thể trong các cơ quan, đơn vị nhà nước phục vụ công tác nâng cao thứ hạng của tỉnh về an toàn, an ninh mạng; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn thông tin mạng của tỉnh, tổ chức đánh giá và công bố định kỳ hàng năm khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Là đầu mối ứng cứu sự cố mạng, máy tính của tỉnh, có trách nhiệm liên kết, phối hợp với các đơn vị trong mạng lưới ứng cứu sự cố mạng, máy tính quốc gia như Trung tâm ứng cứu sự cố mạng máy tính Việt Nam; Trung tâm Internet Việt Nam (Vnnic) thực hiện tốt việc đảm an tòan an ninh thông tin mạng, máy tỉnh của tỉnh.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các hệ thống: Hệ thống thư điện tử công vụ; Cổng/trang thông tin điện tử tỉnh...
Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh, thiết lập, kiện toàn đầu mối đơn vị chuyên trách an toàn thông tin mạng trực thuộc để bảo vệ hệ thống, khách hàng của mình; tham gia hỗ trợ các cơ quan, tổ chức nhà nước giám sát, bảo vệ, kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng dưới sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông. Đồng thời, triển khai các biện pháp kỹ thuật bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.