Ngày 24/01/2014, UBND tỉnh có Công văn (HOẢ TỐC) số 95/UBND-NN yêu cầu UBND thành phố, các huyện, sở, ngành tỉnh khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ
Hiện nay, điều kiện thời tiết liên tục có các đợt rét tăng cường, rất thuận lợi cho vi rút phát tán, lây lan, trong khi việc buôn bán, vận chuyên động vật, sản phẩm động vật cũng gia tăng mạnh, nhất là gia cầm và sản phẩm gia cầm phục vụ nhu cầu của người dân; đồng thời sau Tết là thời điểm nhu cầu con giống tăng để phục vụ tái đàn, do đó nguy cơ dịch bùng phát, lây lan dịch bệnh trong thời gian trước và sau Tết Nguyên đán thường rất cao.
UBND thành phố, các huyện.
Chỉ đạo kiện toàn hoặc thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tại thành phố và các huyện. Thành lập Tổ công tác liên ngành gồm: Thú y, Công an, Quản lý thị trường, phòng, ban chuyên môn, chính quyền cơ sở, Ban quản lý chợ để kiểm tra và xử lý nghiêm, triệt để các đối tượng vận chuyển, tập kết, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là gia cầm giống, gia cầm thịt và sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới hoặc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ; tịch thu và tiêu huỷ toàn bộ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm nhập lậu để ngăn chặn dịch bệnh.
Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và chính quyền xã, phường bố trí lực lượng thường trực trước, trong và sau Tết để phối hợp với ngành thú y tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm khi gia súc, gia cầm mắc bệnh đê xử lý ngay trên diện hẹp. Giao trách nhiệm giám sát dịch cho chính quyền xã, thôn, bản và nhân viên thú y. Tuyệt đối không được dấu dịch hoặc chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là đàn gia cầm.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch cho cán bộ, người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ và tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm. Tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm, vùng có nguy cơ cao.
Phối hợp với cơ quan thú y kiểm dịch chặt chẽ gia cầm, sản phẩm gia cầm, nhất là gia cầm giống nhập vào địa bàn phục vụ các chương trình, dự án.
Chủ động lực lượng thường trực phòng chống dịch, sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để ứng phó khi có dịch xảy ra, kể cả trong các ngày nghỉ, lễ, tết.
Sở Nông nghiệp và PTNT.
Chỉ đạo Chi cục Thú y tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển qua các chốt, trạm kiêm dịch, bố trí cán bộ trực 24/24 giờ, lập sổ theo dõi việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật qua trạm, chốt; tăng cường kiểm soát giết mổ, kiểm tra việc buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật. Chủ động nắm băt tình hình dịch bệnh động vật trong cả nước, nhất là các tỉnh giáp ranh với tỉnh Lai Châu. Phân công cán bộ thường trực chống dịch trong những ngày nghỉ, lễ, tết. Phối hợp với lực lượng công an, quản lý thị trường kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các đối tượng có hành vi vi phạm trong công tác kiểm dịch động vật.
Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A/H5N1, H7N9 và H10N8 ở người về kinh phí, nhân lực, vật tư... khi có dịch xảy ra.
Sở Y tế.
Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H5N1, H7N9 và H10N8 trên người; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên cập nhật thông tin về dịch cúm A trên đàn gia cầm để có biện pháp phòng chống lây lan sang người; giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các ca bệnh để kịp thời thu dung điều trị và phân tích yếu tố y tế.
Các sở, ngành.
Công thương, Giao thông - Vận tải, Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ của Sở, ngành mình tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới cán bộ, chiến sỹ và nhân dân về tình hình, nguy cơ lây lan và các biện pháp phòng chông dịch cúm gia câm; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp với lực lượng Thú y triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Sở Y tế, Sở Công thương và Công an tỉnh cử cán bộ thường trực tại các Trạm, Chốt kiểm dịch động vật đã được UBND tỉnh thành lập để đảm bảo đủ lực lượng tăng cường công tác giám sát ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
Báo Lai Châu, Đài Phát thanh và Truyên hình tỉnh tăng nội dung, thời lượng đưa tin, phát sóng tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, cụ thể:
Tuyên truyền cho người dân chỉ mua thực phẩm, nhất là gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch để làm thực phẩm; không ăn thịt gia cầm mắc bệnh, chết; tuyệt đối không ăn tiết canh và các sản phẩm từ chăn nuôi chưa nấu chín. Khi tiếp xúc với gia cầm phải có bảo hộ cá nhân (như găng tay, khẩu trang), rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc, chế biến gia cầm.
Tuyên truyên, vận động người chăn nuôi không bán chạy gia súc, gia cầm ốm, chủ động khai báo khi phát hiện gia súc, gia cầm ghi mắc bệnh hoặc chết hàng loạt.