Chủ nhật 27/7/2025
in trang
Chức năng, nhiệm vụ Phòng Kiểm soát TTHC ở Văn phòng Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
 
(Chinhphu.vn) – Văn phòng Chính phủ (VPCP) và Bộ Nội vụ vừa ra Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, biên chế… của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ (trừ VPCP) và Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thông tư áp dụng từ 15/3/2011.


Ảnh minh họa

Theo đó, Phòng Kiểm soát TTHC có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng các UBND cấp tỉnh kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của cơ quan. Vì vậy, Phòng sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về kiểm soát TTHC của cơ quan chủ quản, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND phê duyệt.

Đồng thời, Phòng cũng sẽ kiểm soát quy định về TTHC theo quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP; tiếp nhận, nghiên cứu và phân loại các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạn vi quản lý của cơ quan chủ quản để giao cho các đơn vị xử lý theo quy định...
Thực hiện 5 nhiệm vụ cơ bản
Để thực hiện tốt chức năng được giao, Phòng Kiểm soát TTHC sẽ thực hiện 5 nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, hướng dẫn, kiểm tra việc điền biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ TTHC của các đơn vị được phân công chủ  trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); đánh giá độc lập tác động của TTHC quy định trong dự thảo thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Hai là, phối hợp với các đơn vị chức năng, kiểm tra lần cuối về sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý của quy định về TTHC và việc lấy ý kiến theo quy định đối với các dự án, dự thảo VBQPPL có quy định TTHC trước khi trình cấp trên xem xét, quyết định.
Bên cạnh đó, Phòng có trách nhiệm tham gia tập huấn nghiệp vụ do Cục Kiểm soát TTHC tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Trong quá trình kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu… , Phòng có trách nhiệm kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.
Về tổ chức, Phòng Kiểm soát TTHC sẽ có Trưởng phòng và không quá hai Phó Trưởng phòng. Riêng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là không quá 3 Phó Trưởng phòng.
Biên chế hành chính của Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao.
 
Theo Chinhphu.vn