Thứ tư 21/5/2025
in trang
Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su tỉnh Lai Châu
 
Ngày 15/10, Ban chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh ban hành Quyết định số 02/QĐ – BCĐ Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su tỉnh Lai Châu thay thế Quyết định số 237/QĐ-UBND, ngày 21/02/2008 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su tỉnh Lai Châu.
 
Trang Thông tin điện tử Văn phòng UBND tỉnh xin trân trọng đăng tải toàn bộ nội dung quy chế ban hành kèm theo quyết định số 02/QĐ-BCĐ ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Ban chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su.
 
QUY CHẾ
Hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su tỉnh Lai Châu
(Ban hành kèm theo Quyết định số:02 /QĐ-BCĐ ngày 15 /10/2013 của Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su tỉnh Lai Châu)
Chương I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định chế độ hoạt động và trách nhiệm của Trưởng ban, Phó trưởng ban, các thành viên và Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su tỉnh Lai Châu (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
 
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo
 
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về lĩnh vực công tác của ngành mình đã được phân công để đảm bảo sự phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ.
 
2. Sử dụng con dấu:Trưởng, Phó Ban Chỉ đạo ký sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh để giao dịch công việc.
 
 
QUY CHẾ
Hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su tỉnh Lai Châu
 
(Ban hành kèm theo Quyết định số:02 /QĐ-BCĐ ngày 15 /10/2013 của Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su tỉnh Lai Châu)
 
Chương I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
 
Quy chế này quy định chế độ hoạt động và trách nhiệm của Trưởng ban, Phó trưởng ban, các thành viên và Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su tỉnh Lai Châu (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
 
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo
 
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về lĩnh vực công tác của ngành mình đã được phân công để đảm bảo sự phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ.
 
2. Sử dụng con dấu:Trưởng, Phó Ban Chỉ đạo ký sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh để giao dịch công việc.
 
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
 
Điều 3. Phân công trách nhiệm của Ban Chỉ đạo
 
1. Trưởng Ban Chỉ đạo
 
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo, điều phối hoạt động trong việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát.
 
- Trưởng Ban có thể uỷ quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban khi cần thiết, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
 
- Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo để thực hiện Quyết định, Chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp & PTNT. Trưởng Ban có quyền quyết định thành lập tổ công tác để xác minh, khảo sát, kiểm tra, thanh tra để đánh giá tình hình, kiến nghị hoặc đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
 
2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
 
- Giúp Trưởng Ban chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh.
 
- Chỉ đạo việc tham mưu xây dựng cơ chế chính sách, kế hoạch và các văn bản khác để tổ chức thực hiện chương trình phát triển cây cao su.
 
- Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung sơ kết, tổng kết, theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc uỷ quyền giải quyết công việc của Trưởng Ban.
 
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo
 
3.1. Chánh Văn phòng UBND tỉnh
 
- Tham mưu tổng hợp, giúp Ban Chỉ đạo tổ chức chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung về chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh; Theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, các Doanh nghiệp trồng cao su và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình phát triển cây cao su theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách được phê duyệt.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.2. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT
 
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh.
 
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các huyện, các Doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn tỉnh đề xuất danh mục hỗ trợ đầu tư, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh giao danh mục chuẩn bị đầu tư phát triển hạ tầng cao su theo kế hoạch 5 năm, trung hạn và hàng năm; xây dựng kế hoạch phát triển cao su hàng năm và tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển cây cao su trình UBND tỉnh phê duyệt; Đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh.
 
- Quản lý, chỉ đạo, theo dõi việc chuyển đổi, thanh lý và khai thác tận dụng lâm sản trên diện tích rừng chất lượng kém chuyển sang trồng cao su (nếu có); quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng giống cây cao su trồng trên địa bàn tỉnh; Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tiến độ trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh;
 
- Chuẩn bị các nội dung họp Ban Chỉ đạo và báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu; Tham mưu đề xuất cho Trưởng Ban Chỉ đạo giải quyết những khó khăn vướng mắc khi thực hiện chương trình; Hàng năm lập dự toán kinh phí quản lý (nguồn Ngân sách Nhà nước) đề nghị Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét cấp đảm bảo cho hoạt động của Ban Chỉ đạo.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.3. Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư
 
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện và các Doanh nghiệp trồng cao su tham mưu phân bổ kế hoạch, vốn đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển cây cao su hàng năm trên địa bàn tỉnh; Là đầu mối tham mưu, tổng hợp, theo dõi việc thực hiện cơ chế hợp tác phát triển cây cao su của tỉnh với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
 
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các Doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn tỉnh tổng hợp chỉ tiêu, danh mục chuẩn bị đầu tư, cân đối bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển hạ tầng cao su theo kế hoạch 5 năm, trung hạn và hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn các công ty cao su hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư dự án phát triển cao su trên địa bàn tỉnh.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.4. Lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường.
 
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao cho thuê đất thuộc quy hoạch vùng phát triển cây cao su, lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất để giao, cho thuê đất để phát triển cây cao su; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân góp đất trồng cao su; hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng góp đất trồng cao su của các hộ gia đình với Doanh nghiệp trồng cao su.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.5. Lãnh đạo Sở Tài chính
 
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng chính sách phát triển cây cao su; Tham mưu trình UBND tỉnh kế hoạch vốn, giao dự toán thu chi ngân sách địa phương hàng năm cho các huyện, các ngành để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cây cao su.
- Quản lý chỉ đạo, hướng dẫn trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, thanh toán, quyết toán vốn hỗ trợ phát triển cây cao su.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.6. Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông
 
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về chương trình phát triển cây cao su.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.7. Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
 
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách về đào tạo lao động, xây dựng nguồn nhân lực phát triển cây cao su; đảm bảo an sinh xã hội vùng phát triển cây cao su.  
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.8. Lãnh đạo Sở Công thương
 
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý việc quy hoạch công nghiệp chế biến, tiêu thụ mủ và các sản phẩm từ cây cao su; quản lý thị trường kinh doanh sản phẩm mủ, gỗ cao su khi cây cao su bước vào thời kỳ kinh doanh.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.9. Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh
 
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, động viên khuyến khích đồng bào tham gia chương trình phát triển cây cao su; lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện chính sách dân tộc vùng phát triển cây cao su.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.10. Lãnh đạo Ban Quản lý dự án bồi thường, di dân, tái định cư tỉnh:
 
- Đề xuất chính sách, lồng ghép các nguồn vốn để phát triển các khu, điểm tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng phát triển cây cao su.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.11. Lãnh đạo UBND các huyện trồng cao su
 
- Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su; Thành lập các tổ công tác thực hiện chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn huyện;
 
- Tổ chức thực hiện chương trình phát triển cây cao su theo quy hoạch, kế hoạch, chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cây cao su; tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình góp đất vào Doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn, quản lý, theo dõi việc góp đất trồng cao su của các hộ gia đình, chủ trì giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc hợp tác góp đất trồng cao su của các hộ gia đình vào Doanh nghiệp trồng cao su.
 
- Phối hợp với các Sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển cây cao su hàng năm trên địa bàn; Tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về chương trình phát triển cây cao su tại địa phương.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
 
3.12. Tổng Giám đốc các Doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn tỉnh
 
- Phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện xây dựng kế hoạch phát triển cây cao su hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt; Tiếp nhận và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cây cao su được duyệt; tổ chức ký hợp đồng với các hộ gia đình góp đất trồng cao su theo quy định.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
3.13. Các thành viên khác của Ban Chỉ đạo: căn cứ chức năng, nhiệm vụ từng đơn vị, tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong vùng quy hoạch phát triển cây cao su thực hiện kế hoạch phát triển cây cao su của tỉnh; đề xuất các biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh.
 
4. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo (Sở Nông nghiệp và PTNT)
 
- Tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cây cao su; Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tiến độ trồng cây cao su; Đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Quản lý, chỉ đạo, theo dõi việc chuyển đổi, thanh lý và khai thác tận dụng lâm sản trên diện tích rừng chất lượng kém chuyển sang trồng cao su (nếu có); quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và chất lượng giống cây cao su trồng trên địa bàn tỉnh.
 
- Phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các huyện, các Doanh nghiệp trồng cao su xây dựng kế hoạch phát triển cao su hàng năm và tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển cây cao su trình UBND tỉnh phê duyệt; Hàng năm cơ quan thường trực lập dự toán kinh phí quản lý (nguồn Ngân sách Nhà nước) đề nghị Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét cấp đảm bảo cho hoạt động của Ban Chỉ đạo.
 
- Chuẩn bị các nội dung họp Ban Chỉ đạo và báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu; Tham mưu đề xuất cho Trưởng Ban Chỉ đạo giải quyết những khó khăn vướng mắc khi thực hiện chương trình.
 
- Lưu trữ, quản lý dữ liệu, văn bản của Ban Chỉ đạo theo quy định hiện hành.
 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban.
 
Điều 4. Quy định thời gian họp, thông tin báo cáo
 
Hàng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết và thưc hiện chế độ báo cáo tháng, quý, năm theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu. Trong trường hợp đặc biệt không tổ chức được các hội nghị, Trưởng Ban yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo có ý kiến bằng văn bản để tổng hợp báo cáo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh.
 
Điều 5. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo
 
1. Nguồn kính phí hoạt động của Ban Chỉ đạo: Do ngân sách Nhà nước cấp (được lập kế hoạch cùng kỳ với việc xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm) từ nguồn ngân sách nhà nước.
 
2. Đối tượng được hưởng: Các thành viên trong Ban Chỉ đạo, cơ quan thường trực, đơn vị giúp việc.
 
3. Nội dung chi: Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, họp Ban Chỉ đạo; chi phụ cấp kiêm nhiệm (nếu có); công tác phí; vật tư, văn phòng phẩm và một số nội dung khác theo quy định hiện hành.
Chương III
 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Điều khoản thi hành
 
1. Căn cứ quy chế này, các thành viên Ban Chỉ đạo, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện.
 
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, báo cáo về Ban Chỉ đạo để xem xét, bổ sung cho phù hợp./.
 
Ban biên tập Trang điện tử